Search This Blog

Ứng dụng thiền và khí công theo nguyên lý YHCT giúp tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh

Chỉ 10 phút tập và vỗ sẽ hết đau mỏi lưng, vai gáy, cổ nhiều năm. Kết quả là kiểm tra bằng cúi ngửa được mọi tư thế gây đau sẽ không còn đau.

Dần sẽ ngộ ra gốc và phương pháp tự chữa bệnh chuyển hóa, bệnh khí huyết, đau bụng, đau đầu, đau lưng, mất ngủ, đau mỏi mãn tính, đau vai gáy, Huyết áp thấp, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu, ..

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Hiểu đúng trong giáo dục kỹ năng, học, chơi của trẻ, mọi bố mẹ cần biết

Khi bố mẹ hiểu với con trẻ, với trẻ sơ sinh

1.     Học là chơi, chơi là học
2.     Nghịch là học, học cần vui như nghịch
3.     Nghịch, học, chơi, tò mò là bản năng thiên bẩm của trẻ nên cần khuyến khích, tạo điều kiện cho con vui chơi, vui nghịch vì đó là những thứ kích thích các giác quan của con: cảm giác ở bàn tay, bàn chân, sự vô hình của nước, đất, độ ẩm, ngộ nghĩnh của côn trùng, của cá, của nước của đất, của cát. Khi xem video trên mạng những trò chơi đó chúng đã ham, thì chúng sẽ đắm chìm trong trò đó, học vô số thông tin trong vài tiếng chơi đó. Đó là sự học.
4.     Cần nữa là vui, giới hạn cho sự an toàn. Không thiệt hại nhiều về kinh tế, không đứt tay chân, không làm hỏng đồ gì quá đắt, sao ta lại phản ứng gay gắt, quát với cấm.
5.     Một lúc chơi với đất cát, cây cỏ, nước: chỉ tốn vài ngàn, chỉ mất ít xà phòng, hãy quan sát xem, con rất chăm chú, con học đó, có vô số phân tích và lập luận trong đầu con đó, đó là sự học đích thực.
6.     Trường mầm non thực nghiệm chả có gì đặc biệt ngoài việc cho trẻ chơi tự nhiên được khám phá nhiều hơn. ĐẮT
7.     Trường mầm non quốc tế cũng vậy, khuyến khích trẻ vui chơi, tò mò, phản biện, thử, thí nghiệm, chơi, nghịch, sai, nhưng vui, trong giới hạn an toàn, thầy cô cần quan sát để phát hiện tài năng và khuyến khích trẻ. RẤT RẤT ĐẮT: học phí từ 7 triệu hay 10 triệu, hay 15 triệu hay 20 triệu/ tháng cho lớp mầm non đó
8.     Nên khi con trẻ chơi ở sân kho, bãi đất, đống cát thật, con vật thật, chi phí không là bao, mà trẻ học vô số. Trẻ nghèo chăn trâu học nhiều mà, học từ tự nhiên, học qua tương tác, học qua nếu.. thì và rút kinh nghiệm. Và hay là chúng có cảm xúc.
Trẻ sẽ bị bệnh, bố mẹ sẽ hoảng loạn khi con ngừng nói, không hứng thú nói, hết tò mò, chỉ ngồi im, rồi ta sẽ phải tốn vô số triệu để tạo môi trường nhân tạo nhàm chán cho con. Và chúng mất nhiều thời gian mới bình thường như trẻ khác được. Khi định quát, hãy nhớ lại, con mà ngồi im  như mình, ngồi thu mình cả tiếng là bất thường, ham vui, nghịch, chơi mới là bình thường. Với con hổ, chỗ tốt nhất cho nó là khu rừng chứ không phải sở thú, món ăn ngon của nó đến từ săn đuổi chứ không phải miếng thịt ném bên cạnh. Với con chim, con hoang dã cũng vậy.





Hãy đối với con trẻ theo cách đối xử với con trẻ
Chứ không phải đối xử với con trẻ theo cách đối xử với người lớn
Hãy làm bạn với con đã
Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương
Đợi đến mẫu giáo thì đã muộn
Tất cả đích của việc học là học kỹ năng, kiến thức, và rèn tính cách. Và thực tế là thông qua chơi, trẻ học rất an nhàn, không căng thẳng, không phải sợ thi cử, không phải bó trong một đáp án, và hãy quan sát mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn mà xem: mắt chúng sáng ngời, miệng tươi, và đầu đầy mồ hôi. Có đói trẻ mới ăn được, mới thèm ăn, có mệt trẻ mới ngủ được, ngủ dễ, ngủ ngay và ngủ rất sâu.
Rồi lại mùa trại hè: trại hè đi nước ngoài với chi phí từ 20 triệu đến 100 triệu có gì đặc biệt?
1.     Con sẽ phải tự lo, tự chăm mình như bên quân đội, không bố mẹ để ý lại, không osin
2.     Con sẽ học dần sự tự tin, tự trọng, kỹ năng qua việc học, tư duy và thực hành kỹ năng chăm sóc mình.
3.     Con sẽ có được tính cách và ý thức trách nhiệm, và chút tiếng anh.
4.     Thêm một vài kỹ năng mềm về tương tác, giao tiếp, tiếng anh, kiến thức tự nhiên.
Nhưng chi phí đó quá chát. Vì đa số trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 ở quê đã có những kỹ năng đó, bố mẹ bận em phải tự làm, rồi giúp bố mẹ, rồi chăm em, rồi phụ kiếm thêm, rồi nuôi bò, gà, vịt, vừa có tiền, vừa có kinh nghiệm, sức khỏe, và sự tự tin. Hình như những em ở dưới tỉnh lọt vào tốp các trường hàng đầu ở Mỹ, nhận được nhiều lời mời cấp học bổng không học thêm tốn kém và chả dám xin bố mẹ chi cả trăm triệu cho đi giao lưu như vậy.
Và khi học là chơi, có kỹ năng, kiến thức, niềm tin, sự chăm chỉ, tò mò và trách nhiệm: có vẻ là
1.     Sinh viên giỏi đa phần đến từ vùng đất nghèo, vùng quê nghèo, gia đình nghèo. Chứ không phải chủ yếu từ thành phố giàu và gia đình giàu. Lập thống kê số sinh viên theo tỉnh của các trường tốp đầu mà xem.
2.     Doanh nhân giỏi sau này  không có nhiều người là con nhà giàu lắm.
3.     Đến trường hàng đầu là Harvard, Yale, Princeton cũng vậy, thống kê mà xem, số sinh viên đến từ các nước giàu phương tây chưa chắc đã nhiều bằng sinh đến từ các nước châu Á, châu Phi.
4.     Bóng đá hay được sếp hạng, thứ đưa đội thành công không phải là được đo bằng sức mạnh về đầu tư kinh tế, tiền nhiều, thưởng cao, mà nó đến từ đam mê, cháy bỏng, khát vọng cống hiến. Và khi U23 Việt Nam tranh giải Châu Á năm 2018, nhờ huấn luyện viên thổi, cầu thủ đá hăng quá, tự tin quá và tỏa sáng quá. Và Quang Hải bị nghi có thể dùng doping mà. Và thu nhập của Việt Nam không đáng bao nhiêu so với thu nhập của Hàn, Sing, Malai, Nhật, Thái, Quata, UAE. Nó là trò chơi của chiến lược, chiến thuật, đam mê, khát khao. Và trong danh sách cầu thủ đó, hình như không có em nào con nhà giàu, học trường quốc tế ngàn đô/tháng cả! Kinh tế chỉ là yếu tố cần, khi vượt qua ngưỡng cần cơ bản, nhiều tiền có thể làm hư, gây hại hơn là có lợi.

Một sân chơi là cả một bản giao hưởng của hóa học: đất, gạch, đá, nước, mồ hôi, của âm nhạc, âm thanh, của tiếng gọi, tiếng cười, của đất, nước, lửa gió, của cảm xúc thăng hoa, của chợ quê thật, của trò chơi dân gian thật, của nguồn năng lượng bất tận kích thích các giác quan. Tự nhiên chứ bắt chước hình dáng tự nhiên chưa đủ đâu.
Nên ta có nguy cơ, được mà mất, mất mà được, lợi mà hại, cho mà nhận, nhận mà cho, giàu mà nghèo, nghèo mà giàu, sướng mà khổ, khổ mà sướng lồng vào trong nhau. Vì khi đánh giá như vậy ta chỉ đánh giá cho một loại giác quan, cho bên trong hoặc bên ngoài, cho cái túi hay cái bụng, cho tâm hay cho danh… tại một thời gian cụ thể thôi. Trong khi cuộc sống là tổng hợp, tích lũy của hàm đa biến mà.
Vạn sự vì duyên sinh
Cũng vì duyên mà diệt
Không có cái gì đúng hoàn toàn
Không có cái gì đứng yên
Nên ta hiểu sự tương đối,
Hiểu nguyên tắc, hiểu người, hiểu ta rồi cảm mà hành động.





Trẻ có học không? Trẻ sơ sinh học khi nào?

Có học trong chơi, chơi nước, bẩn, leo,hoa quả, đi đất, nghịch mệt là nó học đó. trẻ ở quê nói sớm hơn vì nó được nghe nhiều và có nhu cầu nói hơn trẻ thành phố.Em học tiếng anh có khó không, trung Quốc, Ả rẬp.. cực khó nhưng nếu tạo môi trường sống bình thường: 2 năm là nó nói,hiểu được hết. Đi 2 chân không phải là kỹ năng dễ tẹo nào,nhưng trẻ làm được hết. Và hàng loạt thứ khác: quan sát chăm chú, bắt chước và được khen thì sướng: bắt chước giống hệt cha,ông, cụ: đi, đứng,nói,chửi,ăn cắp vặt. 3 tuổi trẻ có hẳn tập tính văn hóa, giọng, thói quen, tôn giáo, chửi bậy, ngọng của vùng miền: Hà Nội, phú Thọ, Cần Thơ, Nghệ An, HCM, Singapore, Trung quốc, Mỹ…. chả thấy trẻ học lúc nào, với nó, học là chơi, chơi là học. em thử dạy kỹ năng cơ bản cho trẻ tự kỷ 3- 5 tuổi đi. Sẽ cực kỳ khó khăn với kỹ năng dễ như ăn kẹo.
Kỹ năng hay năng lực: stress, connection, unconditioned love… Bố mẹ cần biết cách để bé tự lập, tự đi, tự làm trong giới hạn an toàn để bé có kỹ năng,thấy mình hữu ích. cứ thử nhờ con làm việc của nó hay việc nhẹ cho mình mà xem. cảm xúc khác hẳn.không khí vui hẳn, để việc an toàn cho nó làm. sau này còn ra đời nữa chứ: sau này ra ngoài,thằng nào có nhiều kỹ năng, hiểu biết thì thằng đấy thắng. kỹ năng, hiểu biết,thái độ, bài học phải đi kèm với bản, đau,thất bại, vấp ngã và liên tục đứng lên. đó là cách yêu đúng của các triệu phú tự thân, tỷ phú. chứ cho nó cả tỷ mà không có kỹ năng tiêu, giữ và quản lý thì khác gì hại nó: làm gì đổ lấy, chưa nói là cờ,bạc,game, bóng…..Nhật, do thái, tây dạy kiểu đó,luôn nhìn được mất, đau đúng với cuộc sống, mà không quá sót con. Hãy để trẻ là trẻ,vui sống tự nhiên trong giới hạn an toàn,đừng bắt nó là người lớn thu nhỏ: với quá nhiều nguyên tắc, luật lệ, phải, phải, phải... nhàm chán lắm. " Nếu thế sao không nhận quách đứa 20 tuổi mà lười,thích ngồi im được chăm sóc về mà nuôi. trẻ đang có bản năng sống đó, đừng thiêu rụi nó."



Với trẻ hay quấy khóc, nổi loạn hãy dụ trẻ. Trẻ rất tò mò, sẽ không thể vừa khóc vừa chú ý được. Nên nếu trẻ ngã đau, khóc hãy dụ đồ cho trẻ mà không phải xuýt xoa hay sót sa: đèn nhấp nháy, tiếng lộc cộc,rủ trẻ cùng làm, cùng chơi: vừa làm vừa nói và tay chỉ để lấy đi sự tập trung của trẻ vào đó mà quên đau: bế lên, mở hộc tủ đồ, giở sách vừa đọc vừa chỉ, rút đồ lại trong túi: con vật nhỏ, ví, .. để trẻ chú ý rồi bắt đầu chơi. Không chiều trẻ thoái quá, cung cấp quá cần thiết, yên tâm đi, khi bạn đọc được cái này thì con bạn đã hơn cả tỷ đứa trẻ khác đang sống nghèo, đói, bẩn và nguy hiểm ngoài kia kìa. Nhưng số phận không quyết định bằng vật chất, có đứa yếu, nghèo đói hay sinh non mà làm nên lịch sử đó. Bố mẹ vô tâm, nhàn hạ (theo nghĩa hiểu nông cạn) đứa trẻ lại biết tự lập, học hành nhàn hạ và có nhiều kỹ năng sống tốt, tự chịu trách nhiệm. Đừng quá nghiêm trọng vấn đề mà làm căng thẳng và trẻ bất an: ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh tốt   hơn chúng ta vạn lần ngày sưa rồi. hãy bơ đi mà sống an nhàn.

 













Time for contemplation: mixing pictures to find out the cause and cure

















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ứng dụng thiền và khí công theo nguyên lý YHCT giúp tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh

The hidden relations of autism, adhd and depression reveal the cause, prediction, and prevention ...



Love - Connection - Difficulties - Abilities

Popular Posts