Search This Blog

Ứng dụng thiền và khí công theo nguyên lý YHCT giúp tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh

Chỉ 10 phút tập và vỗ sẽ hết đau mỏi lưng, vai gáy, cổ nhiều năm. Kết quả là kiểm tra bằng cúi ngửa được mọi tư thế gây đau sẽ không còn đau.

Dần sẽ ngộ ra gốc và phương pháp tự chữa bệnh chuyển hóa, bệnh khí huyết, đau bụng, đau đầu, đau lưng, mất ngủ, đau mỏi mãn tính, đau vai gáy, Huyết áp thấp, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu, ..

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Kỹ năng giải quyết vấn đề: ta đang học gốc hay học ngọn? Góc nhìn mới

Kỹ năng giải quyết vấn đề: ta đang học gốc hay học ngọn? Góc nhìn mới

Nhiều người phàn nàn mình có hàng núi công việc, về nhà lại hàng núi việc. Ngập lụt trong công việc, học tập và gia đình. Họ không có thời gian. Họ học kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau khi áp dụng, nó có vẻ nhẹ nhàng hơn trước. Nhưng nhìn lại quả thật họ vẫn rất bận rộn. Giải pháp và nút thắt là gì.



Kỹ năng giải quyết vấn đề thường được dạy
Sau một hồi bla bla của các thầy, ta nhận ra vấn đề là ở bên ngoài: $$ gia đình không hạnh phúc như ý, chị em không đoàn kết, hay xung đột và không theo như ý, con hư,quấy phá, bỏ ăn, quản vợ, quản con, đồng nghiệp chọc phá, sếp không tốt, việc thì quá khó, vật giá đắt đỏ, giá cả leo thang, cuộc sống khó khăn do chính trị không ổn định, quy nạp lại: quản trị nghiệp, quản trị gia đình, quản trị bản thân, quản trị doanh nghiệp ....$$ Và ta bắt đầu tư duy 5WH, Sau một hồi ta vẫn không hiệu quả, đó là cách phổ biển của đa số, triết gia có theo cách này không? Có lẽ không.
Điều này làm tôi liên tưởng đến việc chặt cây. Cái cây được ví như Cây vấn đề của bạn $$... $$, chúng ta bắt đầu đi chặt cây vấn đề đó. Cây có 3 phần: rễ, thân, lá.
Người không hiệu quả họ mang rìu chặt cây ở phần lá, ngọn, diệt hoa để không có cây giống nữa. Họ có thể huy động nhiều người vào vặt lá, bẻ cành: hàng trăm người, hàng chục năm, hàng tỉ đồng... và làm những thứ linh tinh xung quanh cái Cây vấn đề với hy vọng nó sẽ chết. Cái cây vẫn còn đó, dù họ huy động rất nhiều của cải và con người. Nhiều khen thưởng, hội nghị và ghi nhận đã được đưa ra cho phần thưởng diệt cây vấn đề.
Người giải quyết vấn đề hiệu quả thì họ chặt những nhát rìu vào gốc cây, 1,2,3,4,5 phút với khoảng 40 nhát rìu, với 2 người và cái cây đã đổ. "Chết thật anh này làm sao làm nhanh vậy, làm nhanh vậy thì lấy đâu ra thu nhập vì anh được trả theo giờ." Bạn yên tâm, đến mức độ biết chặt ở chỗ nào, và chặt thế nào thì họ không còn quan tâm đến những cái Tham như: cơm, áo, gạo, tiền và hư danh như chúng ta nữa. Nên anh này ít được ghi nhận, khen ngợi hay được phát triển. Một nghịch lý nhỏ.
Với hình ảnh ẩn dụ trên thì các kỹ năng học ở trên có quan trọng nhưng không phải yếu tố quyết định,  nó tương đương như dùng rìu chặt cành lá của cây vấn đề: nhọc sức nhưng hiệu quả không cao. 
Mình thắc mắc mãi ví dụ của thầy Giản Tư Trung: theo thầy Trung có minh họa: người ta học võ không lo luyện công mà chỉ đi luyện chưởng, luyện trưởng đánh được con người ta ngay. Quản trị hay giải quyết vấn đề như những khóa học trên đa phần là người ta đi luyện chưởng, đạt thành quả rồi người ta dừng lại mà không lo luyện công tiếp. 

Hãy nhìn lại hình vẽ về giải quyết vấn đề xem:

Yếu tố quyết định ở đây là cá nhân giải quyết vấn đề. Khi xem mối tương quan giải quyết vấn đề: hãy so sánh độ lớn của cá nhân với vấn đề. Di chuyển hòn đá 10kg là vấn đề lớn đối với đứa trẻ nhỏ hay chú lùn, nhưng di chuyển hòn đá 10 kg đó vấn đề nhỏ đối với người trưởng thành hay lực sĩ. Hay bài toán sao lớp 5 là khó đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Nhưng nó chỉ là bài toán đơn giản với học sinh lớp 6, lớp 7. Có phải bài toán giảm độ khó đi? không bài toán vẫn vậy, có chăng là người giải quyết bài toán đó đã trưởng thành hơn theo thời gian mà thôi. Trong trường đời có các môn: làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm kinh tế, quản lý bản thân, quản lý chi tiêu, kỹ năng học tập, làm chủ đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh. Bạn khẳng định mình tốt ư? Tôi không tin lắm, hãy nhìn vào cảm xúc, tâm trạng của những người thân xung quanh liên quan đến mảng đó của bạn mà xem. Khi tôi tự kiêu, tôi thường nhắc mình: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, hay đúng hơn là nghèo, mình là một thành viên trung bình trong quốc gia, trong xã hội, tròn ngành nghề, ở một khu vực trung bình, trong một căn hộ trung bình ở Việt Nam, điều này nói lên ta có tư duy nghèo. Đừng cáu giận, hùng hổ bảo vệ quan điểm của mình - quan điểm nghèo khổ. Đừng bắt người khác phải theo. "Ta sai rồi không chỉ hành động sai mà tư tưởng, tư duy ta cũng sai rồi. ta cần học nữa" là câu nhắc nhở mình hay nhất. 
Việc luyện trưởng hay chặt đứt tận gốc của vấn đề ở đây là nâng cao năng lực hay độ lớn của cá nhân đó. Làm cho họ lớn hơn vấn đề. Thay vì kêu than mình có quá nhiều việc, quá nhiều vấn đề, mà bản chất là mình quá nhỏ bé so với công việc đó. Bạn hãy nhận diện sự nhỏ bé, ngốc nghếch hay ngu Si của mình mà điều chỉnh mình, tu mình, tu thân -hãy luyện công hay học kỹ năng làm người. Theo nhiều tác giả, việc nhận diện đúng nguồn gốc của vấn đề đã giúp giải quyết 50% vấn đề rồi.
Từ các tác giả mình theo học, vậy làm thế nào có thể tu thân, làm thế nào có thể rèn thân, dưới đây là các cách mình sưu tầm được:



1. Jim Rohn: 

Hãy có thư viện học tập: thư viện sách. thư  viện audio book, thư viện file ghi âm, sổ ghi chú, hình ảnh... Hàng ngày hãy đọc, tư duy và ngẫm lại ít nhất 30 phút mỗi ngày, vài tiếng cuối tuần, 1 ngày cuối tuần của cuối tháng và 2-3 ngày cuối tuần của cuối năm. Hãy chăm chỉ trong việc tạo thư viện, tạo nhật ký. Bạn sẽ không nhớ được nội dung của bài giảng hay hoặc cuộc trao đổi thú vị tuần trước, tháng trước, năm trước đâu. Tin tôi đi, nếu tìm lại bài giảng thú vị bạn đã nghe 1 năm trước, bạn sẽ không thể nhớ được 10% thông điệp của buổi đó nếu bạn không ghi chép hay ôn lại. Hãy thử nhé! Đừng tin vào trí nhớ của bạn

2. Brian Tracy: kỹ năng học tập cả đời, đặt mục tiêu và theo sát mục tiêu.

Hãy giành ít nhất 30 phút mỗi ngày đọc những kiến thức liên quan đến kỹ năng bạn muốn cải thiện. Cố gắng ít nhất 1 tháng đọc 1- 3 cuốn sách. Sau 1 năm bạn có lượng tri thức khá lớn. Ông dùng con số: để làm tiến sĩ ở nước ngoài cần đọc và nghiên cứu khoảng 55 cuốn sách. Nếu bạn đọc và áp dụng 55 cuốn sách đó, bạn đã là " tiến sĩ tự học" và cái gì tự thân thúc giục thì hiệu quả hơn môi trường thúc ép. Học vì muốn, vì ham, vì yêu thích khác học để có...
Ngoài ra tác giả Brian Tracy còn đề cập đến " university on wheel" - " Đại học bánh xe" nghĩa là mỗi ngày ta di chuyển ít nhất 2-3 tiếng, nếu lúc trên xe mà ta nghe audio book, sách nói thì sau 1 tháng ta có 90 giờ học, sau một năm ta có khoảng gần 1000h học  tương đương 66 tín chỉ bằng gần 1 năm học chính quy đại học. Đại học trên bánh xe, Ta đủ để thành thạo một mảng nào đó, sau gần 10 năm ta có 10.000h học..... Tìm đọc "Những kẻ xuất chúng" để hiểu khái niệm 10.000h




3. Phương đông: 

Triết học đường phố: đường phố, đám đông, cuộc sống, tự nhiên là nơi thực hành, chiêm nghiệm và áp dụng những thứ ta học, đọc được. Cuộc sống cần sự chiêm nghiệm, kiểm tra và điều chỉnh. Luôn để tâm đến PDCA trong mọi việc: lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi và rút bài học điều chỉnh và áp dụng. Phật, Christ, Khổng Tử, Lão Tử, Socrate, Plato... những tư tưởng triết học nền móng được hình thành từ đây. Kiểm tra kỹ sau hàng ngàn năm, tư tưởng của ta là biến thể gốc từ tư tưởng ban đầu của những triết gia và tôn giáo này, bạn sẽ chiêm nghiêm ra nhiều điều: sự đồng cảm, tình yêu thương, sự bao dung, rộng lượng, phục vụ, cống hiến, đơn giản chứ không phải sự phức tạp... là những giá trị trường tồn.
4. Seth Godin, John C Maxwell, Daniel Goleman, Albert Einstein 
có đề cập đến EQ: trí tuệ xúc cảm: khả năng làm chủ cảm xúc của mình và người khác, khả năng dẫn dắt người khác, khả năng tương tác xã hội. Người làm chủ EQ có thể được coi như nhà lãnh đạo. Ngoài ra họ còn đề cập sự " tò mò " curiosity, sáng tạo là cứu cánh cho giáo dục hiện đại. Do đó luôn dẫn dắt, học hay hành động sao cho mình và những người xung quanh có những phẩm chất: tò mò, sáng tạo, và khả năng làm chủ cảm xúc, khả năng lãnh đạo chính mình và người khác.
Mong nhận được phản hồi, chia sẻ của những người quan tâm.
Hà Nội, 18/11/2016.
Dần ta sẽ làm chủ được cuộc sống, tính cách, và sự bốc đồng của chính mình

Tu theo Phật giáo là để vượt qua tham - sân - si. 

Theo ý hiểu cơ bản của cá nhân

Tham theo nghĩa đơn giản là muốn nhiều hơn, có ít muốn nhiều, muốn cả của người khác. Nhưng phân tích sâu hơn trong bài giảng Tham Sân Si của thầy Thích Chân Quang, khi đã khởi ý muốn là mình tham rồi. Mình muốn cả thời tiết, muốn cả người thân làm những điều mình thích, muốn cả xã hội, làng xóm, cơ quan làm những điều mình thích - người thường tham thế này là khởi đầu của đau khổ. Vĩ nhân thì thường có hướng ngược lại: họ đòi hỏi ở bản thân mình ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi ở người khác ít đi, luôn kỷ luật và ép bản thân làm việc gì nên làm chứ không đòi hỏi cái này ở người khác - đây là sự Tu Thân.



https://edumall.vn/course/tuyet-chieu-quan-tri-cam-xuc


Khi cái tham không được thỏa mãn họ dẫn đến sân. Khi ta khởi ham muốn ở ngoại cảnh mà không được đáp ứng ta nổi sân. Sân với thời tiết, môi trường, đồng nghiệp, người thân, và cả những ngoại cảnh khác không như ý. Sự thể hiện của sân - giận thể hiện ở các cấp độ khác nhau: cáu bực, hậm hực, quát mắng, la hét, giãy giụa, khóc lóc, chửi bới, đánh đấm..: mức độ này dễ nhận biết và là biểu hiện của sân ở cấp độ cao, là kết quả của sân ở cấp độ thấp hơn nhưng không được phát hiện và triệt tiêu mà những hành động vô thức của những người liên quan đẩy nó lên cấp độ trên. Biểu hiện của sân ở cấp độ thấp cần được đọc vị ra như: mặt đỏ, nói ngắt cụt hoặc nhanh, không liền mạch, thở gấp, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng cao, cơ căng cứng hơn bình thường - thường sẽ biết qua bắt tay, động chạm. Những người nhạy cảm sẽ đọc được các dấu hiệu này để chủ động thực hiện theo ý đồ, họ có thể là người châm ngòi - chọc gậy bánh xe hay là người hạ hỏa cơn nóng giận.
Trong gia đình người phụ nữ Việt Nam ít khi để ý tín hiệu này ở người khác trong gia đình, đặc biệt ở người chồng, và người chồng cũng không nhận diện thấy cái sân nhỏ xuất hiện bên trong mình. Hai người vô thức tương tác và đẩy cái sân của nhau lên cao. Bi kịch trong gia đình bắt đầu xuất hiện, xung đột và bạo hành trong gia đình bắt đầu xuất hiện. Có vô số bi kịch gia đình và bạo hành gia đình xuất hiện trên báo mạng. Trong tình huống này, giai đoạn đầu người vợ cũng sân mà không biết mình sân. Và khi một cá nhân mà nóng giận thì họ dừng tìm kiếm dữ kiện hay thông tin logic để giải quyết vấn đề, họ bắt đầu quay sang tìm kiếm cái liên quan đến Tôi. Người ngoài quan sát thấy một loạt thông tin và dữ kiện cảnh báo nhưng cặp đôi này trong cuộc lại không nhận ra tí tẹo nào. Có thể ví như 2 chủ thể cảm xúc đang nói chuyện với nhau, toàn cảm cảm xúc nóng giận bao trùm. Ở đây xuất hiện người khéo léo và vụng về, người người nóng tính và người hiền dịu mát tính. Mọi người sẽ tìm thấy gia đình nhà nào yên ấm hơn. Người khéo léo có thể được xem là người nhạy cảm về cảm xúc, suy nghĩ của người khác và khéo léo ứng xử  để đạt được sự vui vẻ và êm ấm trong mối quan hệ. Người khéo léo kiểm soát cơn nóng giận của cá nhân và của người khác rất tốt.
Nếu ví Tham Sân Si như một cái cây thì Tham là thân cây, Sân là cành lá cây, và hậu quả của Sân, bi kịch của sân là hoa, quả của cái cây. Còn Si là gốc rễ của cái cây. Cái cây Tham Sân Si gây khổ cho bao nhà, xóm làng, đội nhóm, đoàn thể và quốc gia. Phật có bảo con người chỉ có thể thoát khỏi bể khổ khi giải phóng mình khỏi chính cái tham, sân, si do mình tạo ra.
Vậy si là gì mà được coi là gốc rễ? Si là sự si mê, sự u tối, sự hiểu nông cạn của con cá nhân đó về sự vật, cuộc sống và quy luật của cuộc sống. Một trong những cách để diệt si mê u tối là qua con đường tu luyện, học tập và rèn rũa bản thân. Những người hiểu đời, lẽ sống, hiểu mình sẽ ít tham, sân, si so với những người ít hiểu đời. Những bậc vĩ nhân gần như họ hiểu đời, hiểu mình đến mức họ ít khi sân hận. Đỉnh cao sẽ đạt được " TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN"
Một trong những con đường là tu theo đạo phật, hành thiền. Chữ Phật "buddha" nghĩa là tỉnh thức, tu theo đạo phật là tu theo con đường tu tỉnh thức. Người tu cao là người tỉnh thức
Tỉnh thức với lẽ đời - với cuộc sống. Hiểu được cuộc sống bị chi phối bởi các nguyên tắc, quy luật chứ cuộc sống không phải bị chi phối theo ý muốn hay cái thích của cá nhân hay nhóm người nào đó. Người tỉnh thức hành động theo quy luật. Người tỉnh thức hiểu được các suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện trong mình, để mặc suy nghĩ xuất hiện và biến mất mà không bám víu vào nó. Nhưng họ luôn ý thức, nhận diện các suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện. Có thể phân loại theo khái niệm: tích cực, tiêu cực, trung tính, hoài niệm, viển vông, quá khứ, tương lai, bản chất hay suy diễn. Khi cảm xúc hay suy nghĩ xuất hiện trong cuộc đối thoại nó được Đọc Vị  thì sẽ tự biến mất mà không cần nỗ lực gì - giống như được soi sáng. Khi cá nhân đó không ý thức nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc xuất hiện, không nhận biết đó coi là  Si. Khi đó suy nghĩ, cảm xúc đó cứ liên tục vận động, tăng trưởng lớn lên đến một mức cảm xúc chi phối hoàn toàn người đó. Người ta thường hay nói " Đừng chấp nó, chắc lúc đó nó giận quá ý mà". Cách để đạt được sự tỉnh thức đó là qua con đường thiền định. Hình ảnh của Phật luôn gắn với hình ảnh ngài ngồi thiền.
Mình có mong muốn cùng mọi người nhìn thấu rõ để phá vỡ những đặc tính xấu sau chữ Nhưng của người Việt. Theo như thầy Lê Thẩm Dương, nếu bỏ được chữ nhưng này thì Việt Nam ăn to.
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Cảm xúc có vai trò như thế nào trong việc học tập, rèn kỹ năng và hành vi hàng ngày.
Con người bị chi phối bởi các nhu cầu.
Khi thỏa mãn nhu cầu, họ có cảm xúc vui, vì vậy con người thường làm những hành vi mang lại cảm xúc vui.
Học vui vui học
Không vui không học
Làm vui vui làm
Không vui không làm
Chơi vui vui chơi
Không vui không chơi
Mua vui vui mua
Không vui không mua
Ăn vui vui ăn
Không vui không ăn
Nhận vui vui nhận
Không vui không nhận
Uống vui vui uống
Không vui không uống
Rượu: uống đi thì chú sẽ được coi trọng, nể… thế là từ một thứ rất đắng thành đồ uống không thể thiếu. Từ vui thành say
Game: một trò chơi tốn sức, thời gian vàng bạc nhưng nó thỏa mãn cái tôi, tầm quan trọng, anh ngầu hơn chú, đứa kia đánh kém quá. Dần dần đứa trẻ được lập trình là chơi game với vui
Học, ăn, làm hiệu quả cao nhất khi vui và tệ nhất khi buồn hay cáu giận.
5.       NGẪM VUI - VUI NGẪM ĐI
Nhân quả ư? Mình có cách hiểu khác về nhân quả, không có cái tôi, bản ngã, thân, ý, cảm giác hằng định, không có kiếp sau. Suy nghĩ, cảm xúc, tâm tư, quan điểm và sự vật của ta, quanh ta chỉ là sự gặp nhau của vạn duyên. Cuộc sống mầu nhiệm và lý thú lắm.
Bạn có quyền tin, không tin hay phản bác, mình chỉ thấy chúng có liên hệ với nhau. Cá biệt cuả một vấn đề nan y, phổ biến.
Bị ăn đòn, đánh vợ, ly hôn không liên quan hợp tuổi, hồi môn, hay tướng số. Nó là khả năng hiểu cảm xúc, hiểu mình & người khác
Nhân mùa cưới. Bạn nghĩ sao khi tin bói mù bảo hợp tuổi. Thử lên phòng tư vấn hôn nhân xem: tỷ lệ ly dị cao chắc70-90% là hợp tuổi.
Bói mù chỉ phán việc 1, 10, 20, 50 năm, càng khó kiểm chứng càng dễ phán. Đề, cá độ, đánh bạc: cụ thể, biết ngay... thầy câm tịt.
Xung đột: gia đình, anh em, công việc, xã hội bởi thái độ và cảm xúc chứ không phải kinh tế hay hiểu biết( bằng cấp).
Chúng ta có đi sai đường chăng.
Tin cái dớ dẩn, bỏ qua cái quan trọng.
Trong mọi mối tương tác xã hội, tác phẩm Blink chỉ ra: chỉ ít phút quan sát cặp vợ chồng nếu chuyên gia phát hiện dấu hiệu của sự khinh thường (contempt) ,chứ không phải cãi cọ, cặp đôi đó có xác suất cao đến 80-90% sẽ ly hôn trong 10 năm tới.
Bác sĩ bên mỹ sẽ bị kiện, không phải bởi chuyên môn mà là ở thái độ thiếu ân cần và thiếu sự lắng nghe hay thờ ơ, vô cảm.
Bạn ghét nhau vì thái độ là vậy đó.
Ai cũng có tính phật, tính sà. Thái độ là thứ quyết định bạn sẽ gọi tính gì lên từ họ chứ không phải cái mác, cái áo hay cái tên.
Nhà nào, cơ quan nào thiếu sự ân cần, tin tưởng, hợp tác, nơi đó sẽ gặp hàng loạt vấn đề mà họ không hiểu nguyên nhân và nghĩ là do tướng số, không nghe bói mù.
Thánh chém mở miệng "Đời là bể khổ: một tràng ta giỏi nhất, khổ nhất, vất nhất" rồi bỏ lửng mà quên nỗi vất vả của người khác, anh ấy thiếu nhiều và quên nhiều lắm
- Nếu tu thì đời là niết bàn.
- Vạn sự vì duyên sinh, cũng vì duyên mà diệt. Hàng ngày ta tạo ra hàng vạn duyên đó vô thức hay có chủ đích đó chứ sao.
- Có cả ngành khoa học, nghệ thuật để tạo niềm vui, an lạc ta lại bỏ qua, mà cứ tin vào mấy anh bói, tướng số, một chấm sao khoảnh khắc trên trời hàng chục năm trước. Nếu trái đất cách sao đó 20 năm ánh sáng, thì khi ta sinh ra đến khi lấy vợ, tia sáng từ sao đó mới đến trái đất. Tia đến lúc ta sinh ta là tia từ 20 năm trước nhé. Có lẽ lúc ông bói sinh ra.
Dân làm tài chính, nhiều tiền ảo, giá trị ảo, dễ đi lắm. Hãy kiên định trên sự khiêm tốn; hiểu biết và yêu thương.
MAN SEARCH FOR FEELINGS. ONLY WELL- CONTROLLED MAN SEARCH FOR MEANING.
Sập gụ, tủ chè, bồ nhí, thời trang, Gucci, Iphone, săm, đánh đập, dọa, lễ bái là để tìm cảm giác an toàn, nổi bật, quan trọng và ngầu. Và kết quả: họ phải uống thuốc để giảm cảm giác đau, thuốc trầm cảm để không nghĩ đến tự tử, thuốc ngủ để ngủ như người thường và một tủ thuốc xách tay, tủ rượu với vô số thứ tạp phế lù khác. Họ thèm được có cảm giác dễ chịu như đa số người thường. Họ tôn thờ, ngưỡng mộ sự bình an, thư thái và vui vẻ của những thầy tu chân chính ( Thích Nhất Hạnh chẳng hạn).
Cuộc đời thú vị lắm.
Họ đâu biết rằng chỉ yêu thương nhau đã đủ, ân cần, gần gũi đã đem lại các cảm giác đó và có giấc ngủ ngon rồi.
6.       Phản xạ có điều kiện, sự tưởng tượng và ảo giác của tâm trí: không phân biệt, tách biệt sự vật. Vui ở cơ quan thì 80% xu hướng về nhà vui với mọi thứ. Điên ở cơ quan thì 80% về điên với mọi thứ
Ăn, chơi, học, làm là cảm xúc: vui thì ăn, chơi, học, làm ngon. Đắc nhân tâm tập trung vào làm chủ state of mind/ feeling của người đối diện. Bố mẹ việt toàn làm ngược. Chơi game cực vui, vì nó thỏa mãn nhiều nhu cầu lắm.
Nlp đơn giản hiểu là lập trình, tạo phản xạ có điều kiện. Bố đánh con, lần sau nhìn thấy bố trừng mắt, nghe người khác dọa bố, nhìn roi là sợ rồi. Người stress, overreact hay tâm thần hay phản ứng thoái quá theo kiểu phản xạ chiến hoặc biến do họ quá ám ảnh cảnh sợ hãi, và dễ bị nhầm lẫn dù chỉ nghe, nhìn, ngửi thoáng qua cảnh đó.
All in one. Các chuyên gia tâm lý, giáo dục, triết gia thấy tim đập là nghĩ do tim mà. Trực giác là gì, dấu hiệu của trực giác... cũng được hiểu luôn nó là tác dụng của hormon chiến và biến, của hạnh phúc đó. Nhớ quê hương, bài hát, giai điệu cũng là phản xạ có điều kiện mà pavlov áp dụng với con chó
Phản xạ có điều kiện, sự tưởng tượng và ảo giác của tâm trí: không phân biệt, tách biệt sự vật. Vui ở cơ quan thì 80% xu hướng về nhà vui với mọi thứ. Điên ở cơ quan thì 80% về điên với mọi thứ
Ăn, chơi, học, làm là cảm xúc: vui thì ăn, chơi, học, làm ngon. Đắc nhân tâm tập trung vào làm chủ state of mind/ feeling của người đối diện. Bố mẹ việt toàn làm ngược. Chơi game cực vui, vì nó thỏa mãn nhiều nhu cầu lắm.
Còn các nhà triết học sẽ ngộ ra họ sai căn bản ở chỗ nào khi chỉ hành thiền 5 phút/ngày. Càng thiền càng ngộ. Ta bị lập trình mà. Tên của anh, tiếng việt, phong tục, văn hóa, niềm tin, quan điểm sống cũng bị lập trình đó chứ. Thiền có thể soi sâu và code/nlp/ correct lại được. Con người được dẫn dắt bởi các nhu cầu theo mô tả NEEDS của Maslow. Cái gì thỏa mãn nhu cầu, tâm vui, cái gì không thỏa mãn nhu cầu, tâm giận dẫn đến chiến hoặc biến. Nghệ thuật tương tác dựa vào các nhu cầu, dẫn dụ có thể làm tâm giận nguôi hay đẩy cao lên đến hành hung, chém người, hoặc thôi miên, xúi bẩy hay lập trình.
Thiền và phật giáo tạo chánh niệm giúp nhận ra động tâm, tâm biến hoại nên dễ làm chủ tâm thân hơn.
Mất chánh niệm, sống với đau của quá khứ và tương lai sẽ dẫn đến quên hay không nhận ra trạng thái tiêu cực của mình. Đẩy cảm xúc lên cao đến mức chiến và biến với cả người thân yêu.
CẢM XÚC DO NÃO CHỨ KHÔNG PHẢI DO TIM.
NÃO ĐIỀU KHIỂN CHẤT HÓA HỌC, HORMONE CÓ TÁC ĐỘNG LÊN TIM, PHỔI, DA, RUỘT, CƠ MÍ MẮT,.... NHƯNG TA NHẬN THẤY RÕ NHẤT Ở TIM.
VÀ CON NGƯỜI BỊ DẪN DẮT, VÀ LUÔN ĐI TÌM CẢM XÚC thỏa mãn.
"Men search for feeling"










Time for contemplation: mixing pictures to find out the cause and cure

























Autism -ADHD - Depression The hidden relation reveals the cause, prediction, prevention and ...











More reading:
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ứng dụng thiền và khí công theo nguyên lý YHCT giúp tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh

The hidden relations of autism, adhd and depression reveal the cause, prediction, and prevention ...



Love - Connection - Difficulties - Abilities

Popular Posts